A. THI CÔNG GIÀN MÁI THÉP MẠ
I. Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
Giám đốc dự án phải đảm bảo cung cấp các phương tiện cần thiết cho việc chuẩn bị mặt bằng hoàn thành trước khi việc chế tạo mái được tiến hành, bao gồm:
a) Văn phòng làm việc và lán trại cho công nhân chế tạo mái.
b) Cung cấp nguồn điện cần thiết và ổn định tại công trường. Việc mất điện đột ngột có thể làm hư dụng cụ thi công và làm ảnh hưởng tiến độ chế tạo mái.
c) Nếu nguồn điện không ổn định, nhà thầu/ khách hành phải có trách nhiệm cung cấp máy phát điện.
d) Dầm bê tông mái phải hòan thành và đảm bảo chính xác vị trí và cao độ đúng theo thông tin thiết kế.
e) Chi tiết cần thiết cho việc chế tạo vì kèo phải được kiểm tra nằm trong dung sai cho phép trước khi tiến hành. Bất cứ sự thay đổi nào củng phải được thông báo cho TRUONG PHU STEEL để được hỗ trợ kỹ thuật cần thiết.
f) Việc điều chỉnh lớn so với thiết kế của giàn mái thép phải được thông báo trước công tác thiết kế. Tuy nhiên, nếu việc này thông báo sau thì tránh nhiệm thuộc về của giám đốc dự án, việc sữa chữa phải thông báo cho kỹ sư TRUONG PHU STEEL để có những điều chỉnh kĩ thuật cần thiết.
g) Giàn dáo và các phương tiện khác cho việc thi công/ kiểm tra cũng được chuẩn bị đầy đủ trong giai đọan này.
h) Cần cẩu phải được lắp đặt đúng vị trí nếu trường hợp nó cần sữ dụng. TRUONG PHU STEEL sẽ thông báo cho giám đốc dự án trong vòng 2 ngày trước khi dùng cần cẩu cho việc lắp đặt.
II. Bước 2: Quy trình chế tạo/lắp dựng:
Việc tiến hành lắp dựng sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
a) Tất cả các thanh giàn mái sẽ được đặt tại vị trí gần tòa nhà cùng với các phụ kiện đi kèm.
b) Phải đảm bảo các thanh giàn phải nằm trên mặt đất bằng phẳng. Tại các vị trí không phẳng phải tiến hành kê đệm.
c) Sau khi giàn mái đầu tiên được chế tạo hòan thành, ta dùng giàn mái này như một giàn mẫu để tiến hành thi công chế tạo các giàn tương tự tiếp theo. Do đó, việc đảm bảo sự chính xác của giàn mẫu theo bản vẽ thi công là hòan tòan cần thiết.
d) Dùng C-chanel làm đường dẫn để đảm bảo việc thi công các giàn mái tiếp theo sẽ chính xác tương tự như giàn mẫu.
e) Sau khi tất cả giàn đã hòan thành công việc chế tạo, dùng cần cẩu nâng giàn đầu hồi lên và tiến hành lắp đặt theo vị trí xác định trên bản vẽ thi công.
f) Tiến hành kiễm tra việc chính xác vị trí củng như cao độ của giàn mái thứ 1 theo bản vẽ thi công.
g) Khi giàn đã được kiểm tra chính xác vị trí và cao độ, tiến hành việc nối giàn với “Wall plate” bằng “Triple grid” theo bản vẽ chi tiết hay theo tiêu chuẩn trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt.
h) Chuẩn bị các thanh giằng tạm để đảm bảo độ ổn định của giàn mái trước khi giằng cố định được cung cấp.
i) Lặp lại bước (g) & (h) cho các giàn tiếp theo.
j) Cố định các thanh giàn mái bằng các thanh batten tại vị trí thanh giàn trên để ngăn chặn chuyển vị theo phương dọc nhà và theo đúng vị trí thiết kế.
k) Tiến hành lắp đặt các lọat kiểu giàn khác theo một cùng phương pháp.
III. Bước 3: Lắp giằng:
Việc sử dụng giằng là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo độ ổn định của các giàn mái theo phương dọc nhà và chống lại lực gió dọc. Những trường hợp sau sẽ quan tâm đến việc thiết kế đến lực dọc nhà:
i) Khi công trình không có tường ngăn bên trong.
ii) Tại vị trí giàn mái mở rộng để lắp các bệ nước mái. Đây là vị trí cần chú ý thiết kế vì khả năng chịu lực của nó yếu nhất trong kết cấu giàn.
Giám sát của TRUONG PHU STEEL phải kiểm tra thường xuyên sự chính xác của các thanh giằng theo bản vẽ thi công trước khi tiến hành lắp đặt thanh batten. Sau khi tiến hành kiểm tra, giám sát công trường sẽ thông báo cho giám đốc dự án.
Các kiểu giằng liên kết và yêu cầu kĩ thuật được trình bày riêng trong phần 2: “Hướng dẫn lắp đặt”
IV.Bước 4: Điểm tựa bên trong:
Tại vị trí có dầm mái bên trong mặt bằng mái, và vị trí này được chỉ định làm chổ tựa thêm cho giàn mái thì được cung cấp khối chống đỡ. Tại vị trí này giàn mái phải được cố định, khối chống cũng phải đảm bảo cùng cao độ với dầm mái biên.
B. LỢP MÁI:
Chú ý tránh chất tải quá nặng lên giàn vì kèo khi đưa ngói lên mái. Những hướng dẫn sau đây được xem là phù hợp để tránh việc sụp mái khi vật liệu mái là nặng (ngói):
1) Kệ nâng ngói không được đặt trực tiếp toàn bộ lên giàn mái. Trong khi nâng, kệ nâng chỉ được tựa một cạnh lên mái, và dây cẩu phải được giữ căng treo kệ nâng cho đến khi việc bốc dỡ ngói hòan tất.
2) Mặc dù không được khuyến khích, kệ nâng có thể đặt trực tiếp lên mái trong trường hợp số ngói nâng không vượt quá 50 viên trong mổii lần vận chuyển.
3) Kệ nâng có kích thước một phương phải dài hơn 1200mm, điều này cho phép khi tấm nâng đặt xuống mái, nó sẽ được đặt trên ít nhất hai (02) giàn mái chính. Kích thước thường dùng của tấm nâng là 0.9m x 1.25m
4) Thông thường, ngói được đặt theo từng chồng lên trên giàn chính. Nếu chồng ngói phải đặt giữa hai giàn, ta cần phải chú ý cẩn thận trường hợp quá tải.
5) Nếu đặt trên giàn chính, mỗi chồng ngói không được đặt quá 6 viên, nếu mổi viên ngói có trọng lượng 5kg, nghĩa là lực tập trung không vượt quá 30kg. Nếu giàn chồng gạch này đặt nằm khỏang giữa hai giàn mái, số viên ngói ở mổi chồng không vượt quá 4 viên (20kg)
6) Các chồng ngói phải đặt so le và rải đều trên tòan bộ diện tích mái. Cách đặt này để tránh sự biến dạng của thanh giàn trên do có quá nhiều tải trọng lên trên diện tích nhỏ.
7) Mái ngói không được phép nâng trong thời gian dài liên tục, mà phải nâng lên từng đợt rồi rãi đều ngay lập tức.
8) Chồng ngói không được để qua đêm trên mái, thời gian phải được dự tính đủ cho việc chất và lắp ghép hòan chỉnh một mái trước khi ngày làm việc kết thúc.
Những hướng dẫn trên sẽ giúp cho việc lắp đặt mái được diễn ra an tòan và chính xác.TRUONG PHU STEEL sẽ không chấp nhận những đổ vỡ do việc lắp đặt mái ngói không tuân thủ theo những quy định trên.
C. TẢI TRỌNG CHO PHÉP:
Tải trọng cho phép tác động lên giàn mái không vượt quá giá trị tải phân bố 166kg/m2 hoặc tải trọng đều 200kg/m (dùng cho bước nhịp giàn 1.2m). Ví dụ cho việc quá tải gây ra với kệ đầy ngói như sau:
– Tải tập trung với 100 viên ngói = 500kg.
– Cho rằng lúc nào kệ nâng ngói phải tựa lên trên hai giàn mái chính.
– Do đó, mỗi một bên giàn sẽ nâng một khối lượng là 250kg/m tác động trực tiếp lên thanh giàn trên.
– Ứng suất sẽ tăng lên khi bề rộng của tấm nâng nhỏ hơn 1m.
Mặc dầu trong việc thiết kế đã ước lượng vượt tải, cường độ cho phép vật liệu là 550Mpa cho phép chịu tải trọng lớn, nhưng những trường hợp này thì không được khuyến khích.
Tải trọng rung động là lọai tải trọng đặt biệt, phải được quan tâm tính tóan riêng trong thiết kế trong những trường hợp sau:
– Ống dẩn nước hay ống thóat nước phải đặt cao hơn thanh giàn dưới để tránh trường hợp tiếp xúc giữa hai vật liệu.
– Tất cả các quạt trần phải được cung cấp giá đỡ riêng. Nếu trong trường hợp giàn thép là đỡ, ta phải cô lập riêng tải trọng rung này và thông báo với TRUONG PHU STEEL trước khi lắp đặt.
– Ở những vị trí có rung động lớn như máy phát điện, ống nước áp lực cao..etc. Những mối liên kết phải được kiểm tra lại, nếu không, thì phải có biện pháp xử lý riêng.
Giàn mái không được thiết kế cho việc chống đỡ các bệ nước mái, do đó, các bệ nước này phải có hệ thống chống đỡ riêng. Giám đốc dự án/khách hàng phải cung cấp vị trí và kích thước của bệ nước mái trước khi việc thiết kế bắt đầu. Trong trường hợp phải xảy ra việc sửa chữa giàn mái do vị trí bệ nước mái không được cung cấp, chi phí cho việc sữa chữa này phải do bên khách hàng chịu.
D. THÔNG SỐ VẬT LIỆU:
I. Thông số kĩ thuật:
1) Sản phẩm TP TRUSS được làm từ thép cường độ cao mạ kẽm hay mạ nhôm/kẽm theo tiêu chuẩn JIS G3302.
2) Thép mạ nhôm kẽm chỉ được dùng trong trường hợp giàn thép dùng trong điều kiện môi trường có nồng độ muối cao hay gần biển. Chi phí của thép mạ nhôm kẽm luôn cao hơn so với thép mạ kẽm.
3) Những cấu kiện đính kèm như Triple grid, Hip Braker, Creepers… đều làm từ thép cường độ cao mạ kẽm hay mạ nhôm kẽm như trên.
4) Những tiết diện dùng trong sản phẩm TP TRUSS và những thông số kỹ thuật chung được trình bày theo bảng đính kèm (phụ lục B).
II. Cấp độ chống cháy:
Cấp độ chống cháy của của vật thép cường độ cao mạ kẽm thuộc cấp độ O theo sự kiễm tra của cơ quan phòng cháy Jabatan Bomda dan Penyelamat, JBPM.
III. Lắp đặt thiết bị:
* Thiết bị điện:
1. Phải có hệ thống tiếp đất an tòan theo yêu cầu. Hơn nữa, trong quá trình thi công lắp dựng có sử dụng dụng cụ điện, giàn thép cần phải nối tiếp đất tạm thời trong suốt quá trình lắp dựng.
2. Trong tất cả các trường hợp phải đảm bảo giàn thép cách ly hòan tòan với những thiết bị điện khác.
Thanh giàn dưới cùng (Bottom chord) không được làm giá đỡ trực tiếp cho quạt trần hay quạt thông gió. Cấu tạo mối nối được trình bày theo hình 1.
* Thiết bị đường ống:
1. Những thiết bị bằng đồng hoặc đồng thau không được đặt gần thanh giàn mạ nhôm kẽm để tránh trường hợp an mòn lưỡng tính (bi-metalic).
2. Trong tất cả các trường hợp phải đảm bảo giàn thép cách ly hòan tòan với những thiết bị đường ống khác.
* Thiết bị cơ khí:
1. Tất cả các thiết bị cơ khí như hệ thống ống, quạt trần và ống cứu hỏa phải có giá đỡ thích hợp.
2. Một số thiết bị có độ rung động lớn phải lắp đặt lớp đệm tại điểm cách ly.